Bật mí cách chữa bệnh trĩ khi mang thai

Nhiều chị em phụ nữ không biết làm thế nào để chữa bệnh trĩ khi mang thai an toàn và không ảnh hưởng đến thai nhi.

Nguyên nhân phụ nữ hay bị trĩ khi mang thai

- Cơ thể của phụ nữ thay đổi trong thời kỳ mang thai. Tử cung của thai phụ phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch lớn ở phía bên phải của cơ thể.

Đây chính là áp lực khiến cho sự lưu thông máu ở nửa dưới bị ảnh hưởng, làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung khiến chúng giãn ra. Khi các tĩnh mạch tại khu vực trực tràng bị giãn rộng, các búi trĩ sẽ xuất hiện , đó gọi là bệnh trĩ.

- Ngoài ra, sự thay đổi của nội tiết trong quá trình mang thai khiến cho tĩnh mạch bị thay đổi. Khi mang thai mang, hormone progesterone tăng khiến cho bạn bị táo bón vì chúng làm giảm nhu động ruột của bạn. Táo bón có thể là nguyên nhân hoặc làm nặng thêm bệnh trĩ.

Giúp chị em sau sinh đối phó với bệnh trĩ


Nhiều chị em đau đầu vì phải đối phó với bệnh trĩ sau khi sinh.

Tình trạng táo bón nặng khi mang thai cũng là một trong những nguyên do gây ra căn bệnh này. Sau sinh, dù áp lực từ tử cung đã không còn nữa, nhưng chế độ ăn uống quá bổ, nhiều đạm hay protein làm việc vệ sinh của mẹ trở nên khó khăn hơn. Gắng sức đi vệ sinh cũng sẽ dẫn đến bệnh trĩ không sớm thì muộn.

Khi bị trĩ bạn có thể chườm túi đá lên khu vực sưng nhiều lần trong ngày. Đá lạnh sẽ giúp bạn giảm sưng và khó chịu.

Nước ấm giúp giảm ngứa, đau ở các bệnh liên quan đến trĩ hoặc bộ phân sinh dục, vì vậy ngâm hậu môn hoặc ngâm cơ thể từ hông trở xuống trong nước ấm sẽ giúp bạn giảm khó chịu. Bạn có thể ngâm 10 phút mỗi lần và ngâm như vậy 2 – 3 lần trong một ngày. Bỏ một chút muối vào nước ấm thêm cả tác dụng kháng khuẩn nhé.

Bạn cũng có thể thực hiện xen kẽ cả hai phương pháp trên. Bắt đầu chườm bằng một túi đá lạnh và sau đó ngâm phần dưới cơ thể trong một chậu nước muối ấm.

Sau mỗi lần đi tiêu, bạn không nên cố gắng làm sạch hậu môn bằng giấy vệ sinh mà nên làm sạch bằng nước trước. Sau đó mới dùng giấy vệ sinh thấm nhẹ nhàng để làm khô, hoặc cách tốt nhất là sử dụng khăn mềm để lau khô. Nếu bạn sử dụng giấy vệ sinh hãy chọn mua loại giấy mềm, trắng và không có mùi, giấy vệ sinh loại này sẽ ít gây kích ứng hơn các loại được nhuộm màu hoặc có mùi thơm.

Chăm sóc mẹ sau sinh để tránh tăng tình trạng trĩ

- Tranh thủ nghỉ ngơi

Trong quá trình chăm con bạn cũng nên lưu ý, tránh ngồi hoặc đứng lâu để làm giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng. Tranh thủ nằm xuống khi cho bé bú hoặc xem tivi, đọc sách.

- Không nhịn đi tiêu

Phân lưu trong trực tràng lâu sẽ bị ruột tái hấp thu lại nước khiến phân trở nên khô hơn và sẽ khó khăn hơn để đẩy ra. Ngoài ra, để tránh gây áp lực lên trực tràng, bạn không nên rặn hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh.

- Thực hiện bài tập Kegel hàng ngày

Bài tập Kegel gồm các động tác co cơ âm đạo rồi thả lỏng ra giống như đang nín tiểu đồng thời co cơ hậu môn rồi thả lỏng ra. Kegel giúp tăng tuần hoàn máu ở vùng trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn nên làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ. Nó cũng giúp tăng cường các cơ bắp xung quanh âm đạo và niệu đạo nên giúp tử cung của bạn co lại nhanh hơn sau khi sinh.

Nguồn: suckhoe.com.vn

Đăng nhận xét